Nhân viên phát triển mặt bằng là gì? Mô tả công việc chi tiết nhất

Nhân viên phát triển mặt bằng được đánh giá là một trong những công việc sở hữu nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Chi tiết về nhiệm vụ chính, yêu cầu và quyền lợi của vị trí này, mời bạn cùng theo dõi ngay trong bài viết của Govi sau đây!

Nhân viên phát triển mặt bằng là gì?

Nhân viên phát triển mặt bằng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm những địa bàn có tiềm năng tăng trưởng theo định hướng của công ty. Cụ thể, họ sẽ tiến hành nghiên cứu và báo cáo lại cho cấp trên về tính khả thi, ưu thế cũng như một số mặt còn hạn chế của mặt bằng mới.

Nhân viên phát triển mặt bằng là người chuyên tìm kiếm địa bàn tiềm năng
Nhân viên phát triển mặt bằng là người chuyên tìm kiếm địa bàn tiềm năng

Công việc chính của chuyên viên phát triển mặt bằng

Có thể nói, vị trí chuyên viên phát triển mặt bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Họ đảm nhận các công việc chủ chốt như sau:

Tìm kiếm, khảo sát mặt bằng

Dựa trên những yêu cầu, định hướng được tổ chức đưa ra, nhân viên tìm kiếm mặt bằng sẽ thực hiện rà soát toàn bộ các khu vực tiềm năng trên phạm vi địa bàn để lên danh sách về những lựa chọn phù hợp. Tiếp theo, họ tiến hành khảo sát nhằm đánh giá trực tiếp về chất lượng và tính tương thích của mặt bằng đối với dự án, mục tiêu của công ty.

Nhìn chung, đối với nhiệm vụ tìm kiếm, khảo sát mặt bằng, nhân viên phụ trách cần phải triển khai đầy đủ, kỹ càng, giúp tìm ra khu vực tốt nhất và có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian về sau.

Chuyên viên phát triển mặt bằng cần thường xuyên tìm kiếm, khảo sát mặt bằng
Chuyên viên phát triển mặt bằng cần thường xuyên tìm kiếm, khảo sát mặt bằng

Phân tích, báo cáo tình huống mặt bằng với cấp trên

Sau khi tìm kiếm, khảo sát mặt bằng, chuyên viên phát triển mặt bằng sẽ phân tích thông tin để đưa ra nhận xét, đánh giá ban đầu về tình hình thị trường chung cùng hướng tìm hiểu, thuê mặt bằng riêng của doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu.

Khi quá trình tìm hiểu, phân tích kết thúc, nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên phụ trách chính là tiến hành báo cáo những thông tin đã tìm hiểu được và đánh giá của bản thân về thị trường mặt bằng tại khu vực phụ trách cho cấp trên.

Thông qua báo cáo này, người quản lý có thể nắm bắt chính xác tình hình chung về thị trường, từ đó có thêm thông tin xác thực để đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai.

Xây dựng quan hệ với chủ đầu tư

Nhân viên tìm kiếm mặt bằng cũng phụ trách nhiệm vụ xây dựng, thiết lập mối quan hệ với chủ đầu tư – người cung cấp mặt bằng thích hợp. Theo đó, việc làm này có thể góp phần giúp quá trình tìm hiểu, hợp tác giữa hai bên diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Mặt khác, khi có mối quan hệ tốt đẹp, chuyên viên phát triển mặt bằng thậm chí có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu của chủ đầu tư khi họ có mặt bằng ở vị trí đắc địa với mức giá cả ưu đãi.

Nhân viên tìm kiếm mặt bằng phải xây dựng quan hệ tốt với chủ đầu tư
Nhân viên tìm kiếm mặt bằng phải xây dựng quan hệ tốt với chủ đầu tư

Nhân viên phát triển mặt bằng đàm phán, hoàn thiện thủ tục thuê mặt bằng

Bên cạnh những công việc liên quan đến tìm kiếm, phân tích và đánh giá mặt bằng, chuyên viên phát triển mặt bằng còn đảm nhận nhiệm vụ đàm phán về chi phí, thời gian sử dụng,… cũng như hoàn thiện các loại giấy tờ, thủ tục có liên quan đến việc ký kết cho thuê.

Trên thực tế, hầu hết các mặt bằng đều thường do các nhân viên phụ trách tìm kiếm được. Chính bởi vậy, họ cũng sẽ là người quản lý trực tiếp các công việc liên quan nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển diễn ra theo đúng tiến độ, tiến trình ban đầu.

Đánh giá mặt bằng theo yêu cầu

Cùng với việc tìm kiếm, phân tích mặt bằng do bản thân tìm kiếm, chuyên viên phát triển mặt bằng sẽ phải tiếp nhận những trường hợp được cấp quản lý yêu cầu. Trong quá trình này, họ cần thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ để đảm bảo đưa ra phán đoán chính xác về tiềm năng, lợi thế của mặt bằng.

Nhân viên tìm kiếm mặt bằng cần đánh giá mặt bằng theo yêu cầu của cấp trên
Nhân viên tìm kiếm mặt bằng cần đánh giá mặt bằng theo yêu cầu của cấp trên

Yêu cầu về công việc của nhân viên phát triển mặt bằng

Với hàng loạt nhiệm vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao kể trên, người đảm nhận vị trí nhân viên tìm kiếm mặt bằng sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Về bằng cấp: Chuyên viên phát triển mặt bằng cần tốt nghiệp từ hệ Trung cấp trở lên; đặc biệt là chuyên ngành Xây dựng, Bất động sản hoặc các chuyên ngành liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng họ đã có đầy đủ nền tảng kiến thức trong công việc của mình.
  • Về kiến thức: Nhân viên tìm kiếm mặt bằng cần hiểu biết về lĩnh vực bất động sản, thủ tục pháp lý và các vấn đề cho thuê nhà đất. Việc sở hữu lượng kiến thức chuyên sâu sẽ hỗ trợ họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất theo sự chỉ đạo của cấp trên.
  • Về kỹ năng: Chuyên viên phát triển mặt bằng cần trang bị kỹ năng giao tiếp và thuyết trình thành thạo. Những ưu thế này có thể góp phần mang đến nhiều thuận lợi hơn trong công việc của họ do đặc thù công việc thường xuyên phả tiếp xúc, trao đổi với chủ đầu tư nhằm tìm kiếm mặt bằng phù hợp.

Ngoài ra, sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực cao cùng tinh thần làm việc chăm chỉ, chịu khó, cầu tiến trong công việc cũng là những điều kiện vô cùng cần thiết cho vị trí nhân viên tìm kiếm mặt bằng.

Yêu cầu cho vị trí chuyên viên phát triển mặt bằng tương đối khắt khe
Yêu cầu cho vị trí chuyên viên phát triển mặt bằng tương đối khắt khe

Quyền lợi của nhân viên phát triển mặt bằng

Mặc dù điều kiện để trở thành nhân viên tìm kiếm mặt bằng tương đối khắt khe, vậy nhưng khi có cơ hội làm việc ở vị trí này, ứng viên sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn. Tiêu biểu nhất chính là:

  • Môi trường chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp ngành xây dựng thường có lịch sử phát triển dài và ổn định. Chính vì vậy, môi trường làm việc tại đây được đánh giá rất cao và mở ra đa dạng cơ hội học hỏi, thăng tiến. Với những ứng viên yêu thích sự ổn định, nhân viên tìm kiếm mặt bằng chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn lý tưởng hàng đầu.
  • Chế độ phúc lợi đầy đủ: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội,… là những chế độ mà chuyên viên phát triển mặt bằng sẽ được nhận khi ký kết hợp đồng lao động chính thức với công ty. Bên cạnh đó, một số các phúc lợi khác như thưởng lễ/Tết, lương tháng thứ 13, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… cũng nằm trong danh mục phúc lợi dành cho vị trí này.
  • Mức thu nhập hấp dẫn: Mức lương trung bình của vị trí nhân viên tìm kiếm mặt bằng đang dao động từ khoảng 08 đến 16 triệu đồng. Đây được xem là khoảng thu nhập khá tốt ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, nếu sở hữu kinh nghiệm chuyên môn dày dặn hơn, ứng viên còn có thể đạt mức lương hậu hĩnh lên tới 20 triệu đồng/tháng.
Nhân viên tìm kiếm mặt bằng được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn
Nhân viên tìm kiếm mặt bằng được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn

Tổng kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết của Govi ngày hôm nay, bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về công việc, yêu cầu cũng như quyền lợi của nhân viên phát triển mặt bằng.

Ngày nay, khi nhu cầu mở rộng quy mô làm việc của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao, vấn đề tuyển dụng phát triển mặt bằng cũng không ngừng được đẩy mạnh.

Theo đó, nếu đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí này, các ứng viên có thể tham khảo thông tin tuyển dụng tại hàng loạt các website uy tín, chất lượng như TopCV, CareerBuilder, Indeed, Timviec365, JobsGO,… để nhanh chóng tìm được công việc thích hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *